Những vụ bạo hành Tệ nạn cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ

Những vụ bạo hành của cảnh sát Hoa Kỳ không được phổ biến đầy đủ các tài liệu cũng như các số liệu thống kê cũng ít có sẵn. Các số liệu thống kê đã được ghi nhận bao gồm một báo cáo năm 2006 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho thấy rằng có 26.556 công dân khiếu nại về việc sử dụng sức mạnh không cần thiết của các cơ quan cảnh sát Mỹ (chiếm 5% các cơ quan và 59% nhân viên công lực) vào năm 2002.[2]

Nhiều vụ có nạn nhân là người Việt định cư, làm việc, hoặc học hành tại Hoa Kỳ, như vụ năm 2009 khi cảnh sát Mỹ đã hành hung sinh viên Việt Nam là Hồ Quang Phương [3].

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng đa số các vụ tàn bạo của cảnh sát đã không được báo cáo. Năm 1982, chính phủ Liên bang tài trợ cho một nghiên cứu có tên "Police Services Study", trong đó hơn 12.000 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trong ba khu vực đô thị. Nghiên cứu cho thấy 13,6% những người được khảo sát tuyên bố đã từng có những lý do để khiếu nại về dịch vụ cảnh sát (bao gồm lạm dụng bằng lời nói khiếm nhã, bất lịch sự, và lạm dụng thể xác) trong năm trước đó (1981). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% nạn nhân có nộp đơn khiếu nại chính thức.[4]

Theo báo cáo của Human Rights Watch năm 1998 ghi nhận trong tất cả 14 nơi mà họ tìm hiểu, thì trình tự thủ tục hành chính để tố cáo một vụ án nào đó, là "khó khăn không cần thiết và thường gây ra sự đe dọa".[5]

Mặc dù thông tin những vụ hành hung của cảnh sát Hoa Kỳ không được phổ biến công khai trên diện rộng, nhưng một số số liệu thống kê thì có. Ví dụ, theo báo cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về việc sử dụng sức mạnh bạo lực trong cảnh sát Hoa Kỳ năm 2001 đã chỉ ra rằng trong năm 1999 có khoảng 422.000 người 16 tuổi trở lên đã có va chạm với cảnh sát mà có bị hành hung hoặc bị đe dọa sử dụng bạo lực.[6]

Các nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và sự bất công về thu nhập giữa dân da trắng (đa số) và dân da màu (thiểu số) có liên quan đến các vụ khiếu nại dân quyền hình sự hàng năm.[7]

Sự bạo hành của cảnh sát Mỹ có thể bắt nguồn từ sự kỳ thị chủng tộc. Những sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, hoặc tình trạng thu nhập. Một số nhân viên cảnh sát xem người dân nói chung là cần phải trừng phạt. Một bộ phận dân chúng coi cảnh sát là những người chuyên đàn áp. Có quan niệm cho rằng đa số các nạn nhân của cảnh sát Hoa Kỳ là thuộc các nhóm không quyền lực, thiểu số, trẻ, và nghèo.[8] Một nghiên cứu năm 1968 tại 3 thành phố lớn đã cho thấy sự bạo hành của cảnh sát "không phải hiếm", và nạn nhân thường thuộc nhóm giai cấp thấp trong xã hội, bất kỳ màu da.[9]

Gần đây, các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tếHuman Rights Watch đã xác nhận rằng sự tàn bạo của nhân viên chính phủ trong nhà tù là phổ biến tại Hoa Kỳ. Một báo cáo năm 2006 của Human Rights Watch cho thấy năm hệ thống nhà tù cấp tiểu bang có cho phép sử dụng những con chó hung hăng, vô kiểm soát lên tù nhân như là một phần của thủ tục nhà tù.[10]